NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ CỦA TRÀ OLONG
Hơn 1.000 năm về trước có 1 ông họ
Lâm ở Đài Loan đi thi trạng nguyên tại tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc. Sau khi đỗ
trạng nguyên ông được người dân tặng cho
20 hom trà, ông đem về đảo Đài Loan trồng. Sau 1 thời gian chỉ có 1-2 vùng ở vùng núi Cao Sơn
là trồng được sau đó được nhân rộng ra
khắp Đài Loan.
Năm 1989 cây giống trà Olong được nhập khẩu sang Việt Nam nhưng mãi đến hôm nay chỉ có 1
vài vùng đất ở Lâm Đồng như Cầu Đất, Lâm
Hà, Di Linh… trồng thành công giống trà
này. Cây giống Trà Olong thuần chủng
phải phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, đất
đai. Độ cao, độ pH, độ ẩm phải hết sức phù hợp thì mới có thể phát triển được giống Trà này.như độ
cao phải hơn 1.200mso với mặt nước biển,
độ pH 4,5 – 5,5và độ ẩm từ 70 – 80…cách
chăm sóc cũng phải tuân theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn cao, phải sử dụng phân vi sinh để
bón lót,sử dụng đậu nành, mật đường… để
nuôi sống một loại vi sinh đặc trưng dùng để tưới cho cây trà nhằm đánh
thức hương thơm tự nhiên trong trà. Ngoài ra trong lúc thu hái trà phải được
hái đúng tiêu chuẩn 1 tiêm – 3 lá non,
tránh dập nát thì mới có thể tạo ra được 1 tách trà thơm ngon, đậm, dịu, thơm đặc trưng của trà, đặc biệt có vị
ngọt hậu. Điều đặc biệt tại sao gọi là Olong:
Olong có nghĩa là Rồng đen do ngày xưa lúc mới chế biến trà Olong có hình giống như con
rồng nhưng do quá trình vạn chuyển trà
bị nát nên người Đài Loan đã tìm ra quy
trình chế biến hiện đại để vo thành từng
viên tròn đều nhau như ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét